CÁCH Ủ VỎ TRẤU, VỎ CÀ PHÊ, VỎ LẠC CÓ KHÓ KHÔNG?

Việc sản xuất nông phẩm số lượng lớn khó tránh khỏi tình trạng sử dụng thuốc, phân bón hóa học. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí và ngay cả sức khỏe con người. Tuy nhiện hiện nay đã xuất hiện giải pháp thay thế bằng phân ủ hữu cơ được làm từ vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc. Vậy cách ủ vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc có khó không? Cần lưu ý những gì khi ủ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những câu hỏi trên.

1. Thành phần có trong vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc:

Việt Nam là nước có truyền thống nông nghiệp. Mỗi năm đều thải ra mội trường một lượng lớn rác hữu cơ như: vỏ trấu, vỏ lạc, vỏ cà phê. Việc biến rác thải hữu cơ trở thành phân bón vi sinh là một trong những cách tối ưu giúp bà con tiết kiệm chi phí và tránh ô nhiễm môi trường nếu biết cách tận dụng. Mặc dù rác thải hữu cơ là phần bỏ đi sau mỗi vụ mùa nhưng chúng đều mang hàm lượng chất dinh dưỡng cực kỳ cao. Cụ thể:

a. Vỏ trấu:

  • Khoảng 35% xenlulo
  • 22% Hemi xen lulo
  • 30% Lignin
  • Bên cạnh đó còn có SiO,…

b. Vỏ cà phê:

  • 43% chất hữu cơ
  • 2,5% đạm
  • 1,5% CaO
  • 3,2% K2O
  • Bên cạnh đó còn chứa các chất dinh dưỡng khác như: P2O5, S,…

c. Vỏ lạc (đậu phụng/phộng):

  • Thành phần chủ yếu là đạm và chất xơ
  • Ngoài ra còn chứa kali, khoáng, nito,…

2. Những lợi ích mang lại từ việc ủ phân từ vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc:

Rác thải hữu cơ là nguồn nguyên liệu dồi dào mang lại hiệu quả cao trong trồng trọt. Có thể nhanh chóng liệt kê ra những lợi ích mang lại từ việc ủ phân từ vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc như sau:

  • Nâng cao chất lượng nguồn đất, tăng độ phì nhiêu xốp mịn cho đất.
  • Cải thiện chất lượng dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Giải quyết được lượng lớn rác thải hữu cơ lãng phí mỗi năm.
  • Thân thiện với môi trường, an toàn với thiên nhiên.
  • Có thể thực hiện ủ tại nhà do quy trình thực hiện khá đơn giản.
  • Tiết kiệm được chi phí phân bón.

3. Dùng chế phẩm vi sinh để ủ vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc:

Nhìn chung, các loại vỏ/hạt thường chứa các mầm bệnh dù có giá trị dinh dưỡng cao nổi bật. Mầm mống gây bệnh sẽ dễ dàng gây hại cho cây trồng nếu không được xử lý hoai mục triệt để. Vì vậy nên việc thực hiện ủ hoai mục vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc trước khi đem bón cho cây là việc hết sức cần thiết.

* Sử dụng loại chế phẩm vi sinh nào để ủ:

Mất thời gian khá lâu để các loại vỏ này có thể phân hủy nên cần ủ hoai mục để đẩy nhanh quá trình. Hiện nay trên thị trường chế phẩm được sử dụng cho việc ủ phân hữu cơ khá đa dạng, trong đó Trichoderma là loại được sử dụng phổ biến nhất bởi nó mang lại nhiều công dụng như:

  • Tiết kiệm thời gian: Đẩy mạnh quá trình mục các thành phần ủ phân nhờ men Trichoderma mang lại nguồn vi sinh vật dồi dào.
  • Cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cây: Chế phẩm này mang nhiều loại khoáng chất giúp bổ sung các chất dinh dưỡng và kích thích tăng trưởng cho cây trồng.
  • Giúp ngăn chặn được các bệnh về gốc, rễ, nấm gây hại do Trichoderma mang nhiều nhómvi sinh vật đối kháng có tác dụng ngăn ngừa các vi khuẩn gây hại gốc, rễ.

4. Hướng dẫn cách ủ vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc:

Cùng sử dụng nguyên liệu chủ yếu là vỏ thực vật, kết quả đều là phân hữu cơ. Nhưng mỗi loại vỏ lại có những đặc điểm khác nhau về thời gian và quy trình ủ. Dưới đây là hướng dẫn cách ủ vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc tách biệt cho từng loại vỏ:

a. Cách ủ vỏ trấu:

* Thành phần:

  • 200 kí trấu.
  • 100g phân chuồng.
  • 1 gói chế phầm Trichoderma Bacillus(200g).
  • 600g mật đường.
  • 4 kí cám gạo
  • Ngoài ra còn có cỏ, cây, quả, lá cây,…

* Cách ủ vỏ trấu:

Bước 1: Sắp xếp khu vực ủ

  • Tốt nhất là ủ trên nền đất (đặc điểm: đất cứng, tránh bị nước mưa thấm vào)
  • Hay có thể thực hiện ủ trong thùng, nền đất có trải bạt hoặc nền xi măng.
  • Vệ sinh sạch khu vực thực hiện ủ trấu.

Bước 2: Trộn đều các thành phần

  • Việc trước tiên phải làm là trộn đều từng nhóm hỗn hợp.
  • Nhóm 1 gồm có phân chuồng, vỏ trấu, lá cây,…
  • Nhóm 2 pha chế phẩm Trichoderma + EMZEO cùng với nước sạch.
  • Trộn đều hỗn hợp nhóm 1 sau đó trộn hỗn hợp nhóm 2 vào.
  • Dồn hỗn hợp thành đống lớn được che chắn bởi vải bạt và chèn thêm vật nặng.
  • Cứ để như vậy khoảng 20 ngày.

Bước 3: Đảo đều đống trấu ủ

  • Trùm cho kín lại và để khoảng 20 ngày trước khi tiến hành mở bạt và trộn đều.
  • Tưới thêm nước, đảo đều và tiếp tục che bạt lại.

Bước 4: Đảo đều đống ủ lần 2

  • Sau lần trộn đầu tiên khoản 10 ngày thì mở bạt và trộn lần 2.
  • Tưới thêm nước để đảm bảo độ ẩm.

Bước 5: Thu hoạch thành phẩm

  • Mở vải bạt và nghiệm thu sau hơn 1,5 tháng.
  • Các dấu hiệu cho thấy thành phẩm đã thành công: Trấu chuyển sang màu nâu đen, có độ mền, tơi xốp có mùi giống như mùi giấm ăn và có cảm giác ấm nóng.

b. Cách ủ vỏ lạc:

* Thành phần:

  • 100 kí vỏ lạc (tốt nhất là xay nhuyễn hoặc có thể giẫm nát)
  • 1 gói chế phầm Trichoderma Bacillus(200g).
  • 1 gói chế phẩm EMZEO 200g
  • 1 lít mật đường
  • Nước sạch

* Cách thực hiện:

Bước 1: Làm mềm vỏ lạc trước khi thực hiện ủ, chỉ cần trộn đều vỏ lạc đã xay với nước theo tỉ lệ 1-1

Bước 2: Trộn chế phẩm

  • Tiếp tục đảo đều vỏ lạc sau khi được làm mềm với mật đường dùng chế phẩm Trichoderma + EMZEO.
  • Dùng bạt để che chắn đống ủ và để khoảng 1 tuần.

Bước 3: Trộn vỏ lạc.

  • Cứ cách 1 tuần sẽ tiến hành mở bạt và đảo trộn đống ủ.
  • Duy trì như vây khoảng 5 lần nữa (tức là quá trình ủ sẽ được kéo dài khoảng 45 ngày)

Bước 4: Nghiệm thu

Dấu hiệu nhận biết thành công là xuất hiện lớp nấm mỏng màu trắng bên trong đống ủ và xuất hiện mùi thơm đặc trưng.

Phân được cho vào bao và bảo quản ở nơi thoáng mát.

5. Một số lưu ý khi thực hiện ủ phân bằng vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc:

a. Nhiệt độ:

Việc ủ phân thành công hay thất bại phụ thuộc và nhiệt độ bên trong lẫn bên ngoài của đống ủ. Trong trường hợp nhiệt độ quá cao sẽ làm chết các sinh vật lên men. Ngược lại khi nhiệt độ trở nên quá thấp sẽ gây ức chế sự hoạt động của các vi sinh vật có lợi. Do đó, trong quá trình ủ bà con chỉ cần điều chỉnh nhiệt độ bên trong ổn định từ 50-60 độ C là hợp lý nhất.

b. Độ ẩm trong không khí:

Hoạt động của vi sinh vật bị ảnh hưởng khi độ ẩm quá nhiều hay quá ít. Khi độ ẩm quá lớn, hơi nước trong không khi nhiều gây trở ngại quá trình hấp thụ oxy của lớp vi sinh vật bên dưới lớp phân ủ. Ngược lại khi quá khô sẽ làm triệt tiêu các vi sinh vật do vi sinh vật chủ yếu hoạt động khi có độ ẩm. Độ ẩm thích hợp để thực hiện là từ 55 – 60 độ C.

c. Không ủ với vôi sống:

Khi ủ phân bằng chế phẩm Trichoderma lưu ý không bổ sung thêm vôi sống vào quá trình ủ do vôi sống mang tính nóng, từ đó tiêu diệt các vi sinh vật giúp hoai mục vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc. Mà cách thức của sự hoai mục các nguyên liệu lại dựa trên sự hoạt động của vi sinh vật yếm khí.

d. Nguồn đạm:

Các vi sinh vật yếm khí sử dụng nguồn đạm là thức ăn chủ yếu. Vậy nên, dù ủ loại vỏ hạt nào cũng cần có phân chuồng trong thành phần nguyên liệu.

Phân chuồng có thể được ủ bằng các loại rác hữu cơ như cơm, thức ăn dư thừa. Nhưng tốt hơn hết nên sử dụng phân chuồng ủ từ phân heo, bò, gà để gia tăng lượng đạm.

e. Sử dụng thêm các chế phẩm EM:

Dù là phân hữu cơ nhưng việc ủ hàng tháng trời cũng gây nên mùi khó chịu, để thanh lọc mùi hôi bà con có thể sử dung thêm chế phẩm vi sinh EM (EMGRO) bên cạnh đó còn có thể tăng chất dinh dưỡng và nguồn vi sinh vật có lợi.

f. Nguyên liệu:

Tốt nhất là xay nhuyễn mịn các loại vỏ hạt kể trên hoặc có thể băm nát. Bà con nên nhớ kích thước nguyên liệu ủ càng nhỏ thì bề mặt tiếp cận của vi sinh vật càng cao.

Ngoài ra, chúng tôi chuyên cung cấp các loại Phân gà hữu cơ Nhật Bản. Thích hợp bón thúc và bón lót cho nhiều loại cây trồng, đem lại hiệu quả lâu dài và bền vững hơn.

Leave a Reply