SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

Sản xuất nông nghiệp là ngành nghề sản xuất có lịch sử phát triển lâu đời, các hoạt động nông nghiệp đã xuất hiện từ hàng nghìn năm nay. Với diện tích đất canh tác lớn cùng với đội ngũ lao động dồi dào nên việc phát triển nông nghiệp ở nước ta khá thuận lợi. Tuy nhiên, vẫn nhiều người chưa hiểu rõ về nông nghiệp nên luôn có những câu hỏi được đặt ra như “Sản xuất nông nghiệp là gì?”. Cùng giải đáp thắc mắc này qua bài viết bên dưới.

I. Nông nghiệp là gì?

Nông nghiệp là một trong những bộ phận chính của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nguyên liệu công nghiệp, được đánh giá là một ngành sản xuất vật chất cơ bản trong xã hội. Trong nông nghiệp, việc sản xuất các sản phẩm không chỉ gắn liền với quá trình kinh tế mà còn gắn liền với quá trình tự nhiên của tái sản xuất. Để kinh doanh nông nghiệp một cách hợp lý điều quan trọng là hiểu và sử dụng khéo léo các quy luật kinh tế của sự phát triển thực vật và động vật.

Nông nghiệp bao gồm ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó ngành trồng trọt bao gồm sản xuất các loại cây công nghiệp, ngũ cốc, khoai tây, nghề trồng cỏ, trồng rau, làm vườn,… ngành chăn nuôi bao gồm việc nuôi gia cầm, cừu, lợn,… Ngành nông nghiệp được hoạt động bằng cách sử dụng đất để trồng trọt, chăn nuôi với mục đích tạo ra các sản phẩm chính là lương thực, thực phẩm chúng ta đang sử dụng mỗi ngày.

Ruộng đất là một trong những tư liệu sản xuất chính. Đặc điểm của ruộng đất với vai trò tư liệu sản xuất là: Nếu sử dụng đúng cách thì độ phì nhiêu của đất không bị cạn kiệt, mà càng tăng thêm. Điểm đặc trưng của nông nghiệp là tính chất thời vụ của những công việc quan trọng về sản xuất, sản phẩm là sự tách biệt khá lớn giữa thời gian sản xuất và thời kì làm việc do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp tạo nên.

II. Sản xuất nông nghiệp là gì?

Sản xuất nông nghiệp là gì?

Sản xuất nông nghiệp là việc chúng ta có vốn lúc đầu là đất, nước, vật nuôi, giống cây trồng,… ta sẽ tự sản xuất nông sản trên những gì mình đã có sẵn.

Sản xuất nông nghiệp không đơn giản chỉ là tạo ra lương thực, thực phẩm mà còn bao gồm cả công đoạn sơ chế và chế biến sản phẩm để có thể đưa ra tiêu thụ bên ngoài thị trường.

Ví dụ trong việc chăn nuôi gia súc, gia cầm thì khi vật nuôi đến thời điểm lấy thịt ta cũng cần phải giết mổ sau đó làm sạch rồi mới có thể tiêu thụ được. Hay việc trồng lúa thì sau khi thu hoạch ta cần phải phơi khô, xay ra gạo rồi mới có thể sử dụng và đưa ra thị trường để tiêu thụ.

Tóm lại, sản xuất nông nghiệp là gì vấn đề phức hợp của hai hay nhiều công đoạn cộng hưởng lại với nhau chứ không chỉ hoạt động một cách độc lập, riêng lẽ.

Trong sản xuất nông nghiệp có thể chia thành các loại sản phẩm như:

  • Sản xuất lương thực, lúa, gạo, hoa màu; các loại rau, củ, quả, hạt (đỗ , tiêu, điều, cà phê,…)
  • Sản xuất thịt, trứng từ vật nuôi: heo, bò, gà, cá, tôm,…

III. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp:

1. Đất trồng là tư liệu sản xuất chính và không thể thay thế:

Là đặc trưng quan trọng phân biệt giữa nông nghiệp và công nghiệp. Nếu không có đất đai thì không thể sản xuất nông nghiệp. Quy mô và định hướng sản xuất mức độ thâm canh và ngay cả việc tổ chức lãnh thổ cũng phụ thuộc nhiều vào đất đai. Đặc trưng này đỏi hỏi sản xuất nông nghiệp phải duy trì và tăng độ pH cho đất, phải sử dụng đất tiết kiệm và hợp lí.

2. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là vật nuôi và cây trồng:

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật và các cơ thể sống. Chúng lớn lên và phát triển theo các quy luật sinh học, chịu tác động lớn bởi quy luật tự nhiên. Vậy nên, trong quá trình sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có sự hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học và quy luật tự nhiên.

3. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ:

Là đặc trưng điển hình của sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong trồng trọt. Cây trồng và vật nuôi có thời gian sinh trưởng và phát triển tương đối dài, không giống nhau và phải thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. Thời gian sản xuất luôn dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Sự không phù hợp nêu trên là nguyên nhân dẫn đến tính mùa vụ. Để có thể khắc phục tình trạng này, cần phải xây dựng cấu trúc nông nghiệp hợp lý, đa dạng hóa trong sản xuất (xen canh, tăng vụ, gối vụ) phát triển ngành nghề dịch vụ.

4. Sản xuất nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên:

Đặc trưng này bắt nguồn từ đối tượng lao động của nông nghiệp là vật nuôi và cây trồng. Hai đối tượng này chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có đầy đủ năm yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng và không khí. Các yếu tố này kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, không thể thay thế nhau và cùng tác động lên một thể thống nhất.

5. Nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa:

Trong nền kinh tế đang phát triển như hiện nay, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa. Xu hướng này biểu hiện cụ thể ở việc hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, đẩy mạnh chế biến nông sản từ đó tăng giá trị thương phẩm.

IV. Vai trò của nông nghiệp đối với phát triển kinh tế:

1. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội:

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng gia tăng về số lượng, chất lượng và cả chủng loại. Điều này được tác động bởi các nhân tố như gia tăng dân số, nhu cầu nâng cao mức sống của người dân.

Thực tiễn quá khứ các nước trên thế giới đã cho thấy, một đất nước chỉ có thể phát triển kinh tế nhanh chóng, chỉ khi nào đất nước đó có an ninh lương thực. Nếu an ninh lương thực không đảm bảo thì rất khó có thể ổn định an ninh chính trị và thiếu sự đảm bảo an ninh pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn đầu tư dài hạn.

2. Yếu tố đầu vào cho sự phát triển công nghiệp và khu vực đô thị:

Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, đặc biệt là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa vì đây là khu vực lớn nhất. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể tạo ra được thông qua nhiều cách như thuế nông nghiệp, thu ngoại tệ do xuất khẩu nông sản, khoản tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp,… trong đó thuế nắm giữ vị trí rất quan trọng.

3. Thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ:

Nông nghiệp và nông thôn là hai thị trường tiêu thụ chủ yếu của công nghiệp. Phần lớn các nước đang phát triển, sản phầm công nghiệp bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Sự thay đổi về cầu ở khu vực nông thôn và nông nghiệp có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp.

4. Nông nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu:

Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản dễ gia nhập thị trường quốc tế hơn so với hàng hóa công nghiệp. Vì vậy, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu có ngoại tệ phần lớn dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản. Nông nghiệp được xem là ngành mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn.

5. Vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường.

Sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp đến môi trường tự nhiên: khí hậu, thời tiết, đất đai,…Nền nông nghiệp lạm dụng hóa chất như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,… gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Dễ gây ra tình trạng xói mòn ở các triền dốc ở vùng đồi núi trong quá trình canh tác và khai hoang mở rộng diện tích rừng. Vì vậy cần tìm những giải pháp phù hợp để tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.

Ngoài ra, chúng tôi chuyên cung cấp các loại Phân gà hữu cơ Nhật Bản. Thích hợp bón thúc và bón lót cho nhiều loại cây trồng, đem lại hiệu quả lâu dài và bền vững hơn.

Leave a Reply