4 CÁCH Ủ PHÂN HỮU CƠ PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Việc sử dụng phân bón hóa học trong thời gian dài khiến đất canh tác ngày càng trở nên bạc màu, thoái hóa trầm trọng và mất đi đặc tính ban đầu của nó. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho câu hỏi ủ cho hoai mục là gì

Để bảo vệ chất lượng đất, môi trường sống của các vi sinh vật có trong đất và sức khỏe con người,… Chúng ta cần thay thế toàn bộ việc sử dụng phân bón hóa học sang phân bón hữu cơ.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các cách ủ phân hữu cơ phổ biến nhất hiện nay. Từ đó có cái nhìn khách quan để có phương pháp ủ phân phù hợp cho việc gieo trồng của mình.

Phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân động vật, phân người, tàn dư lá cây/thân cây, thụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp. Hay các chất hữu cơ khác được thải ra từ nhà bếp, nhà máy sản xuất thủy hải sản,…

I. Phân hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ có khả năng bổ sung các chất dinh dưỡng hữu cơ với mục đích tăng thêm độ màu mỡ cho đất, cải tạo đất, tăng độ tơi xốp phì nhiêu cho đất.

Phân có thể bón cho cây nếu để lâu trong tự nhiên. Có thể chế biến phân hữu cơ bằng nhiều cách có thể ủ hoai mục phân. Và cây xanh để thành phân hoặc sản xuất phân ủ.

II. Các cách ủ phân hữu cơ:

Phân hữu cơ (hay còn được gọi là phân chuồng, phân bắc, phân xanh) hoai mục cho cây trồng. Với mục đích đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó còn có thể giúp hạn chế một số bệnh hại có khả năng gây nguy hiểm qua tàn dư thực vật.

Cùng tìm hiểu một số cách ủ phân hữu cơ hữu ích hiện nay:

1. Ủ cho hoai mục là gì?

Ủ cho hoai mục là gì

Ủ cho hoai mục là phương pháp chuyển hóa phân từ hữu cơ thành vô cơ thì cây mới có thể hấp thụ được. Trước khi mang đi ủ phân có thành phần là các chất hữu cơ. Nên nếu để bón cho cây thì khó hấp thụ hơn. Trong phân có thể chứa mầm bệnh, cỏ dại dễ làm cho cây bị nhiễm bệnh. Ủ hoai mục các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy để chuyển hóa thành dạng vô cơ như vậy phân sẽ sạch hơn.

Dưới đây là hai phương pháp ủ hoai mục:

a. Ủ nóng:

Với các loại phân như phân trâu, phân bò, phân heo là những loại phân có it chất xơ. Ta nên ủ theo phương pháp ủ nóng.

Trộn đểu phân với phân lân hoặc vôi. Vun cho thành đống sao cho cao hơn 0.5m, to khoảng từ 0. 8 – 1m sau đó nén phân và dùng rơm rạ để phủ lên trên.

b. Ủ nguội:

Nên sử dụng phương pháp ủ nguội với loại phân có nhiều chất xơ.

Rải một lớp phân dày từ 10 – 15 cm tiếp theo rắc một lớp vôi bột hoặc lân và nén chặt thành đống. Tiếp đến trát một lớp bùn dày khoảng 1 – 2 cm và chừa một lỗ ở đỉnh.

Thời gian ủ tầm 3 – 4 tháng.

2. Kỹ thuật phân xanh:

Chuẩn bị phân lên men là phân chuồng tươi (với tỷ lệ 15 – 20%). Cùng với phân vi sinh sông Gianh và phân super Lâm Thao (với tỷ lệ 3 – 5%).

Có bổ sung thêm chế phẩm EM (với tỷ lệ 1 – 1. 5L dung dịch với nồng độ khoảng từ 1 – 5% có thể tưới cho 1 đến 2 tạ phân chuồng) hoặc Penac P.

Thân cây được chặt thành các đoạn ngắn dài từ 30 – 40cm.

Chất thành các lớp dày khoảng 50 – 60 cm và rắc một lớp phân men và tưới thêm nước. Đảm bỏa độ ẩm đống phân là 75 – 80%.

Nén chặt và trát bùn nhão kín toàn bộ đống phân, để hở ở đỉnh đống phân để có chỗ tưới nước.

Để duy trì độ ẩm, cứ sau 15 – 20 ngày là tưới nước bổ sung, sau đó lại trát kín lại.

Tầm 30 – 40 ngày sau khi ủ ta trộn đều đống phân và bổ sung nước để duy trì độ ẩm, lại nén chặt. Trát bùn kín sau 25 – 30 ngày là phân sử dụng được.

3. Kỹ thuật ủ nổi:

 Đối với phân bắc, phân chuồng tốt nhất là nên ủ kết hợp một trong những loại phân sau:

  • Phân Super Lâm Thao.
  • Phân vi sinh sông Gianh (tỷ lệ 2 – 3%).
  • Chế phẩm EM (với tỷ lệ 1 – 1. 5L dung dịch với nồng độ khoảng từ 1 – 5% có thể tưới cho 1 đến 2 tạ phân chuồng).

Cũng bổ sung các chế phẩm Penac P (gói vàng. 1 – 2 gói dùng cho một tấn phân, có khả năng kích thích các vi sinh vật có lợi phát triển và hạn chế vi sinh vật gây hại).

Tiếp theo, trộn đều các loại phân với nhau đem chất thành đống với độ cao 1.5 – 2cm.

Đường kính đống phân tùy thuộc vào số lượng phân đem ủ.

Nén chặt đống phân ủ sau đó trát một lớp bùn nhão kín lên toàn bộ đống phân.

Trên đỉnh đống phân để chừa một lỗ hình tròn, có đường kính khoảng 20 – 25 cm để có thể đổ được nước tiểu vào.

Nước phân bổ sung thêm (15 – 20 ngày 1 lần). Và làm mái che mưa cho đống phân.

Nếu là mùa hè chờ từ 40 – 50 ngày, còn mùa đông chờ 50 – 60 ngày để đống phân chuồng có thể hoại mục hoàn toàn, phân không bốc mùi hôi thối, tơi xốp đem bón cây trồng rất tốt.

4. Kỹ thuật ủ chìm:

Nên chọn vị trí ủ tại nơi đất cao ráo sau đó đào hố ủ sâu từ 1 – 1.5m

Đường kính hố ủ tầm 1.5 – 3m (tùy thuộc vào lượng phân cần ủ).

Lót nilon hoặc lá chuối tươi ở đáy và phần chìm để có thể chống nước phân chảy đi hay nước ngầm xâm nhập.

Tiến hành ủ phân xanh, phân bắc, phân chuồng như đã trình bày ở trên.

Ngoài ra, chúng tôi chuyên cung cấp các loại Phân gà hữu cơ Nhật Bản. Thích hợp bón thúc và bón lót cho nhiều loại cây trồng, đem lại hiệu quả lâu dài và bền vững hơn.

Leave a Reply