6 BƯỚC THỰC HIỆN KỸ THUẬT Ủ PHÂN CHUỒNG HIỆU QUẢ

Hiện nay phân chuồng được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp, đặc biệt là trong chăm bón và trồng các loại rau củ, rau ăn quả. Sử dụng men vi sinh kết hợp với phụ phẩm trong trồng trọt và chăn nuôi để tạo nên nguồn phân hữu cơ là cách mà nhiều bà con đang triển khai thực hiện. Dưới đây là 6 bước thực hiện kỹ thuật ủ phân chuồng được chia sẻ bởi chuyên gia.

I. Kỹ thuật ủ phân chuồng:

Nguồn phân hữu cơ truyền thống bà con thường hay sử dụng là Phân gà, Phân bò. Phân lợn đều được gọi với cái tên là phân chuồng. Nhưng trong một số trường hợp phân chuồng chưa hoai mục hết sẽ còn chứa nhiều nấm bệnh gây hại. Vì lý do đó nên việc cung cấp vi sinh trong quá trình ủ hoai không chỉ giúp phân mau hoai hơn mà còn nâng cao hàm lượng dinh dưỡng. Tạo hệ sinh vật có ích phát triển đối kháng với nấm bệnh phát triển trên cây trồng.

Trước đây, bà con thường dùng phân chuồng bón cho cây trồng mới mang lại hiệu quả. Thì hiện nay với các chế phẩm vi sinh, bà con có thể sử dụng bã của lá, cỏ, xơ dừa, trấu, mùn cưa, vỏ cà phê. Để ủ thành phân có giá trị dinh dưỡng cao.

Dưới đây là quy trình các bước thực hiện để ủ phân vi sinh từ chế phẩm lên men. Trong kỹ thuật ủ phân chuồng.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu đẻ ủ phân khá phong phú. Chúng có nguồn gốc từ phụ phẩm nông nghiệp như mùn cưa, bã mía, rơm rạ, trấu, vỏ ca cao, vỏ cà phê, lá cây khô, thân cây xanh,…. Tầm khoảng 5m3 – 6m3, 2 kí phân NPK hay phân gia cầm, gia súc hay bã thải ra từ các hầm biogas khoảng 1 – 1. 5 tạ, 2 kí chế phẩm vi sinh EM FERT -1. Chế phẩm này có chứa 2 chủng vi sinh quan trọng chuyên ủ phân vi sinh làTrichoderma và EM.

Nguyên liệu dùng để ủ phân có kích thước càng nhỏ càng tốt, những nguyên liệu có kích thước lớn hơn 20 cm thì cần chặt ngắn còn khoảng 1 gang tay. Rơm rạ tươi chỉ cần ủ tầm 1 tháng trước khi đưa vào trộn. Còn đối với rơm rạ khô nên được tưới ẩm ít nhất 12 giờ trước khi ủ.

Bước 2: Chọn vị trí ủ

Nên chọn nơi ủ thuận tiện cho việc sử dụng phân sau này. Nơi ủ nên có đất nền hoặc xi măng, nơi ủ phải khô ráo hoặc được lót nền đất bằng bạt nilong. Ở xung quanh nên rạch thêm các rãnh để nước ủ phân chảy vào hố gom nhỏ. Tránh bị chảy ra ngoài khi tưới nhiều nước. Có thể ủ trong chuồng nuôi không sử dụng, nhà kho có diện tích nền khoảng 3m2/tấn nguyên liệu ủ

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ

Vật liệu làm mái

Tận dụng các vật liệu có sẵn như bao tải, bao nilong, bạt để che đậy. Và các loại lá để làm mái chắn ánh sáng trực tiếp và giữ nhiệt trong khi ủ.

Bước 4: Trộn chế phẩm vào nguyên liệu ủ

Để trộn chế phẩm EM FERT -1 với nguyên liệu, bà con nên hòa tan chế phẩm này vào 200 lít nước và chia thành 5 phần như nhau. Và lượng phân rắc cũng được chia thành 5 phần. Sau đó cho một phần chế phẩm vào bình tưới nước, khuấy đều.

Mỗi chiều tiến hành rải một phần phân khoảng 3 bước chân, tưới đều lên mỗi lớp chế phẩm phân đã rải, tưới thêm nước nếu khô. Tùy thuộc vào rác ướt hay khô để xác định lượng nước tưới lên chế phẩm từ 1 –. 2 bình ô zoa, cứ tiếp tục từng lớp như thế cho đến khi hoàn thành.

Bước 5: Che phủ và bảo quản

Nên dùng nilong hay bạt để đậy đống ủ sau khi ủ xong. Để tránh ánh nắng trực tiếp và đảm bảo tốt hơn nên che thêm bằng mái lợp hoặc tấm che bằng lá.

Nhiệt độ đống ủ phải duy trì ở mức từ 40 –. 50 độ C nên vào mùa đông cần phải che đậy kỹ.

Bước 6: Trộn đều và bổ sung không khí và nước

Sau vài ngày ủ nhiệt độ đống ủ đã lên khoảng 40 –. 50 độ C, nhiệt độ này khiến nguyên liệu ủ bị khô. Và nguồn không khí cần cho các hoạt động của vi sinh vật cũng ít dần. Vì vậy cứ khoảng hơn 1 tuần là tiến hành kiểm tra, trộn đều nguyên liệu, nếu thấy khô thì tưới thêm nước.

Thời gian ủ khác nhau tùy từng loại nguyên liệu, với những phụ phẩm nông nghiệp như phân gia cầm, gia súc, lá cây xanh thì có thời gian ủ hơn 1 tháng. Còn đối với lá cà phê, lá mía, lá điều, vỏ cà phê, vỏ ca cao, lõi của thân cây bắp thì thời gian ủ có thể lên đến 2 tháng.

Phân hữu cơ sử dụng theo phương pháp trên có thể được sử dụng để thay thế cho khoảng 20 – 30 %. Lượng phân hóa học đem lại hiệu quả kinh tế cao. Và đạt hiệu quả lâu dài trong vấn đề cải tạo và giữ gìn chất đất trong nông nghiệp.

Tùy thuộc vào nguyên liệu có sẵn và nhu cầu của từng loại cây trồng. Mà bà con có thể lựa chọn các nguyên liệu để ủ phân thích hợp.

Ví dụ: Phân trâu bò thích hợp với nhóm cây họ cam, quýt. Phân gia cầm như phân gà, phân cút thì thích hợp với hoa màu, tiêu. Phân lợn thì thích hợp để bón cho chuối và các loại cây có củ,…

Cần bổ sung thêm phân ure và phân lân khi ủ phân hữu cơ với mục đich đảm bảo dinh dưỡng trong phân ủ ra. Ngoài ra, quá trình ủ còn cung cấp thêm vôi để nâng cao độ pH. Thúc đẩy các hoạt động của nấm, tiết kiệm thời gian ủ. Sau khi đã ủ xong, tránh để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Và sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm.

II. Giá phân chuồng trên thị trường:

Trên thị trường mua bán phân bò ở từng địa phương hiện nay phân thành hai loại chính là phân bò vàng và phân bò sữa.

Ở Gia Lai giá phân bò khô (3 kí phân tươi làm ra được 1 kí phân khô) có mức giá dao động từ 500.000 – 800. 000 đồng/tấn tùy theo thời điểm. Ở Long An giá phân bò tươi tầm 4.000/bao (20 kí), một tấn phân tươi vào khoảng 200.000 đồng. Một số cơ sở sản xuất phân bón còn làm thành bánh phân bò, một gói từ 2 – 8 miếng. Mỗi miếng nặng khoảng 200 gam. Mỗi gói có giá dao động từ 30.000 – 120.000 đồng.

Ngoài ra, chúng tôi chuyên cung cấp các loại Phân gà hữu cơ Nhật Bản. Thích hợp bón thúc và bón lót cho nhiều loại cây trồng, đem lại hiệu quả lâu dài và bền vững hơn.

Leave a Reply