BÓN PHÂN TAN CHẬM CHO LAN

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kỹ thuật cần lưu ý khi bón phân tan chậm cho lan hy vọng có ích cho bạn đọc

Phân tan chậm cho lan

I. Nguyên tắc chung

  • Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn và theo độ tuổi của lan.
  • Áp dụng nguyên tắc ăn ít nhưng thường xuyên và đều đặn.
  • Dựa vào thời tiết trong ngày và mùa vụ.
  • Dựa theo hướng dẫn sử dụng có trên bao bì của mỗi loại phân.
  • Xét dựa trên giá thể để có thể lựa chọn phân bón rễ cho phù hợp.

II. Những giai đoạn sinh trưởng và phát triển liên quan đến bón phân tan chậm cho lan:

Nếu tính những giai đoạn phát triển của cây lan có mối liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng được tính từ giai đoạn cấy mô đến khi ra hoa thì chu kì sinh trưởng này được phân thành 5 giai đoạn (hay có thể quy ước là 5 tuổi):

1. Tuổi 1:

Tuổi này kéo dài từ khoảng 4 đến 8 tháng tùy thuộc vào từng nhóm, loài lan. Tuổi này được tính từ ngày cấy mô cho đến khi cây lan đạt tiêu chuẩn cây con tách ra vườn ươm.

2. Tuổi 2:

Tuổi này kéo dài từ khoảng 4 đến 6 tháng tùy loài lan. Tính từ khi cây con được tách khỏi chai mô đến khi ra khỏi vườn ươm, ở giai đoạn này cây con được sống trong vườn ươm với điều kiện chăm sóc khác với vườn sản xuất.

3. Tuổi 3:

Tùy từng loại lan, ở tuổi này có thể kéo dài khoảng từ 4 đến 8 tháng (riêng một số loài có thể kéo dài lên đến 24 tháng). Tuổi 3 được tính từ khi cây lan ra khỏi vườn ươm để cho trồng tại vườn sản xuất cho đến khi cây đạt tuổi trưởng thành, có thể ra hoa.

4. Tuổi 4:

Tuổi này thường kéo dài 3 tháng. Được tính từ tháng tiếp theo của tuổi 3 khi chuyển qua hay tính từ trước khi cây ra hoa 3 tháng.

5. Tuổi 5:

Tùy thời tiết khí hậu và giống lan, tuổi này thường kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng. Được tính từ khi cây nhú phát hoa cho đến khi hoa nở hoàn toàn, nụ hoa trên phát hoa đã nở hết.

III. Những kỹ thuật cần lưu ý khi bón phân tan chậm cho lan:

Dựa vào nguyên tắc bón phân chung và ở mỗi thời kỳ phát triển, sinh trưởng của lan để xác định kỹ thuật bón phù hợp. Chế độ bón phân cho cây dựa trên chủng loại phân, liều lượng và số lần bón.

1. Tuổi 1:

Vì được nuôi trong chai mô với điều kiện vô trùng và môi trường có đủ dinh dưỡng nên không co bất kỳ tác động khác ngoài nhiệt độ và ánh sáng.

Chất lượng của cây giống phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi cấy, pha chế môi trường nuôi lan.

2. Tuổi 2:

Ở tuổi này cây vừa mới tách từ môi trường trong phòng ra ngoài vườn ươm. Do vậy cần chăm sóc đúng kỹ thuật và áp dụng theo nguyên tắc dưới đây:

  • Đúng chủng loại phân bón, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
  • Đúng mùa vụ, thời kì và giờ giấc.
  • Đúng nồng độ và liều lượng qui định cho từng độ tuổi và giống loài hoa.
  • Đúng phương pháp bón và kỹ thuật.

Trong trường hợp phân dạng tinh thể hoặc dạng bột thì pha 0.5gr với 1 lít nước sạch để xịt. Còn nếu là phân lỏng thì pha với liều lượng chỉ bằng một nửa so với liều khuyến cáo.

Xịt định kỳ 3 lần/ ngày. Thời gian xịt hợp lý là 8h – 9h và xịt sương lại vào lúc 16h – 17h bằng nước sạch để cây hấp thụ phần còn lại của phân bón đã bám dính trên lá.

Cần tưới nước cho sạch hết tồn dư vào sáng hôm sau của phân ở trên lá vì các phần tồn dư này cây không thể hấp thụ được là không có lợi cho cây.

3.Tuổi 3:

Ở giai đoạn này cây sinh trưởng mạnh nhất, tăng trưởng về khối lượng và số lượng. Đây là giai đoạn cần hấp thu đủ dinh dưỡng để chuyển qua hình thành nên mầm hoa.

4. Tuổi 4:

Độ tuổi này liên quan đến quá trình hình thành nên mầm hoa, chất lượng và độ bền của hoa nên khá quan trọng. Cây cần phân bón có hàm lượng P cao và cung cấp một số chất điều hòa quá trình sinh trưởng, các nguyên tố vi lượng cần thiết như B, Zn, Mg,…

5. Tuổi 5:

Tuổi này mục đích là nuôi hoa nên không xịt phân bón lên phát hoa.

Ngoài ra, chúng tôi chuyên cung cấp loại Phân gà hữu cơ Nhật Bản. Thích hợp bón thúc và bón lót cho nhiều loại cây trồng, đem lại hiệu quả lâu dài và bền vững hơn.

Leave a Reply