CÁCH LÀM PHÂN HỮU CƠ TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN NHẤT

Mỗi ngày ở Việt Nam, một người trung bình sẽ thải ra môi trường khoảng 1kg rác thải. Lượng rác thải này nếu không được thu gom và qua xử lý thì sẽ tác động tiêu cực đến môi trường. Gây hội thối và khó chịu cho người dân. Vậy biện pháp nào để khắc phục tình trạng này, đem lại nguồn phân hữu cơ giá trị? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn cách làm phân hữu cơ tại nhà. Vừa tận dụng được nguồn rác thải sinh hoạt, vừa góp phần giảm lượng rác thải ra môi trường.

1. Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là loại phân có chứa các hợp chất dinh dưỡng mà thành phần chính là từ các chất hữu cơ. Loại phân này thường được làm bằng than bùn, phế phẩm nông nghiệp (lá, cành, tro,…). Rác thải hay từ phân động vật.

Đây được đánh giá là loại phân bón tốt cho rau sạch và thường được sử dụng trong nông nghiệp. Các chất dinh dưỡng có chứa trong phân thân thiện với môi trường và cây dễ dàng hấp thụ.

2. Có những loại phân hữu cơ cơ bản nào?

Hiện nay, có 4 loại phân hữu cơ chính là:

  • Phân hữu cơ truyền thống:. Có nguồn gốc chủ yếu từ phế phẩm nông nghiệp, phân xanh, phân độn, chất thải động vật,… Với hàm lượng hữu cơ chiếm hơn 20%.
  • Phân hữu cơ vi sinh:. Cũng như phân hữu cơ truyền thống về nguồn thành phần nhưng sản phẩm tạo ra sẽ chứa một hoặc nhiều vi sinh có lợi cho rau. Các vi sinh vật này sẽ hoạt động ngay sau khi phân được bón vào đất.
  • Phân hữu cơ sinh học:. Giống với phân hữu cơ vi sinh về thành phần chính nhưng đôi khi có thêm chút than bùn. Sản phầm tạo thành có chứa các hợp chất sinh học như: Axit Humic, Axit Amin. Humin và các hợp chất khác…Phân hữu cơ sinh học được tạo ra theo công thức và quy trình sản xuất công nghiệp.
  • Phân hữu cơ khoáng:. Có nguồn gốc từ phân hữu cơ sinh học và được trộn lẫn thêm với các chất vô cơ. Với hàm lượng hữu cơ chiếm hơn 15%, hàm lượng NPK khoảng 8%.

3. Vì sao nên ủ phân hữu cơ để trồng rau tại nhà?

  • Việc tiến hành làm phân hữu cơ tại nhà giúp cải thiện cấu trúc đất, sục khí và giữ nước.
  • Phân hữu cơ có khả năng cung cấp vi chất dinh dưỡng quan trọng làm tăng hoạt động của vi khuẩn trong đất, giúp đất ngày càng giàu chất dinh dưỡng, rau phát triển khỏe hơn và xanh tươi hơn.
  • So với phân hữu cơ thì phân vô cơ sẽ dễ khiến đất bị bạc màu sau một thời gian canh tác. Để đảm bảo vườn rau trở nên xanh tốt hơn và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng việc dùng phân bón hữu cơ là hết sức cần thiết.
  • Việc sử dụng phân bón hóa học sẽ khiến cho các chất vô cơ trong phân ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng do đó không thể đảm bảo sạch cho cây nữa.

4. Các bước cơ bản cách làm phân hữu cơ tại nhà:

Cách làm phân hữu cơ tại nhà

Bước 1: Chọn thùng để đựng phân hữu cơ

  • Có khá nhiều loại thùng chứa làm vật liệu đựng phân hữu cơ như: thùng kín, thùng gỗ, thùng nhựa, thùng có dung tích từ 20-120 lít (tùy thuộc vào lượng rác thải mỗi hộ gia đình). Mỗi loại thùng có những ưu điểm hạn chế riêng nhưng đều có thể dùng để ủ phân.
  • Lưu ý: Nếu sử dụng các thùng nhựa bị bịt kín, bạn nên khoan thêm vài lỗ nhỏ trên thân thùng để có chỗ thoát nước.

Bước 2: Chọn vị trí để đặt thùng phân

  • Nên đặt thùng phân chứa hữu cơ ở những vị trí nắng nhiều để đẩy nhanh quá trình phân hủy và thoát nước tốt. Đặc biệt vị trí đặt thùng phân phải thuận tiện cho việc kiểm tra. Để xa nơi sinh hoạt vì những thùng này sẽ gây mùi khó chịu
  • Nên đặt trên nền đất trồng thay vì trên nền gạch/ bê tông, tạo điều kiện để giun và các sinh vật có lợi khác có thể xâm nhập vào thùng hoặc có thể để trên sân thượng.
  • Loại bỏ cỏ, cây cối và đào đất với độ sâu tầm 10 – 20 cm.

Bước 3: Phân loại rác để làm phân hữu cơ tại nhà đạt hiệu quả

Các chất dinh dưỡng như Carbon và đạm Nito là thành phần quan trọng không thể thiếu. Để giúp cây phát triển những chất này có nhiều trong rác hữu cơ. Có thể phân loại rác thải hữu cơ thành hai loại chính là phân xanh và phân nâu:

  • Phân xanh: Bổ sung Nito cho cây bao gồm các loại rác thải như lá cây tươi. Rau quả thừa, tóc, cỏ tươi, cỏ vun xén, vỏ đậu phụng, bả cà phê, bả đậu phụng,…
  • Phân nâu: Bổ sung Carbon cho cây bao gồm các loại rác thải như rơm rạ. Cỏ khô,tủi trà, vỏ trứng, mùn cưa,…

Lưu ý: Có thể dùng phân trùn quế hoặc men vi sinh trichoderma trộn chung với phân hữu cơ. Nhằm thúc đẩy quá trình ủ phân hữu cơ và ức chế mầm bệnh trong phân ủ.

Bước 4: Các loại rác thải cần tránh khi làm phân hữu cơ tại nhà

Mặc dù nên tận dụng rác thải trong sinh hoạt để làm phân hữu cơ. Tuy nhiên không phải thực phẩm, rác thải nào cũng dùng để làm phân được.

Một số loại rác thải không nên được sử dụng như: Nhựa (do không phân hủy được), xương thịt của gia súc gia cầm. (gây mầm bệnh và mùi hôi thối), các sản phẩm từ gỗ đã qua chế biến, than gỗ, cỏ dại, vỏ sò, vỏ hến, dầu mỡ, phân người và phân động vật chưa qua xử lý.

Các chất béo từ sữa sẽ làm cản trở quá trình phân hủy hữu cơ tại nhà thông qua việc loại bỏ oxy mà các vi sinh vật có ích cần để sống.

Ngoài ra, khi tiến hành ủ phân hữu cơ tại nhà bạn không nên tận dụng các loại rác như vỏ cam, vỏ quýt, lá sả, lá bạch đàn,…. Do trong những loại rác này có chứa tinh dầu, gây hại đến sự phát triển của vi sinh vật có ích.

Bước 5: Bắt đầu quy trình trộn ủ

Sau khi hoàn thành việc phân loại phân xanh, phân nâu và rác thải cần tránh. Bạn cần tiến hành trộn theo tỷ lệ như sau:

  • Rải 10cm phân nâu sau đó rải một lớp phân xanh mỏng rồi 10 cm phân nâu. Trộn đều hỗn hợp này sau đó ủ tầm nửa tháng, bắt đầu tưới nước cho hỗn hợp đã ủ, nhưng không làm ướt quá nhiều. Rồi trộn đều phân ủ lên
  • Tiếp tục rải thêm một phân nâu lên cho đầy thùng chứa.
  • Không cần làm nhỏ phân ra vì cần có khoảng không để giúp có thể lọt vào tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi sinh sôi, phát triển.
  • Trộn phân xanh vào phân nâu vì phân xanh có công dụng cung cấp nito tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và sinh sản để oxy hóa nguồn carbon. Tuy nhiên, hàm lượng nito quá mức cũng không tốt cho quá trình ủ phân hữu cơ tại nhà.
  • Kiểm tra độ ẩm bằng cách nắm một hỗn hợp rác hữu cơ trên tay, nếu quan sát thấy có nước rỉ qua kẻ ngón tay thì bổ sung thêm rơm rạ hoặc cỏ khô để cân bằng lượng nước trong rác hữu cơ. Còn nếu nhận thấy rác tơi và rời rạc có nghĩa là rác bị thiếu độ ẩm nên cần bổ sung thêm nước. Độ ẩm đạt yêu cầu khi thấy hỗn hợp đã kết dính.
  • Đến giai đoạn này, bạn chỉ cần đợi tầm 1 tháng phân đã phân hủy thành phân compost. Phân tự ủ có những đặc điểm như sau:
    • Có mùi của đất.
    • Chuyển sang màu nâu đất.
    • Dấu hiệu nhận biết phân hữu cơ đã phân hủy hoàn toàn và có thể sử dụng được là:. Phân hữu cơ vụn ra và giống như mùn, nếu là mùn cưa, gỗ thì sẽ thành dạng hình sợi.

Bước 6: Cách sử dụng phân hữu cơ tại nhà

Sau khi phân ủ đã được phân hủy hoàn toàn thành mùn. Lúc này bạn có thể bắt đầu đem đi bón cho cây.

Dùng phân hữu cơ đã ủ xung quanh gốc trong quá trình gieo trồng cây. Có thể trộn đất với phân hữu cơ trước khi gieo trồng.

Ngoài ra, chúng tôi chuyên cung cấp các loại Phân gà hữu cơ Nhật Bản. Thích hợp bón thúc và bón lót cho nhiều loại cây trồng, đem lại hiệu quả lâu dài và bền vững hơn.