PHÂN BÓN LÁ – NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

Đối với người làm vườn, người chơi cây, chơi hoa,… phân bón lá cái tên không còn quá xa lạ. Để cây trồng phát triển tốt thì việc sử dụng phân bón là rất cần thiết. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại phân bón khác nhau cũng như tùy loại cây trồng mà có loại phân bón sử dụng cho phù hợp.

Cùng chúng tôi tìm hiểu về phân bón lá cũng như những lưu ý khi sử dụng loại phân bón này qua bài viết dưới đây.

I. Khái niệm phân bón lá:

Là những hợp chất dinh dưỡng được hòa tan với nước sau đó phun lên lá để cây hấp thụ. Điều đặc biệt là thành phần của phân bón còn có chứa nhiều yếu tố vi lượng nhằm kích thích cho cây trồng ra hoa, ra lá nhanh chóng hơn và khỏe hơn.

Vì vậy, phân bón lá là một trong những loại phân không thể thay thế hoàn toàn cho phân bón đất truyền thống.

II. Phân bón lá gồm có những loại nào?

Ở phân bón có thể bao gồm những loại phân đơn như: N, Cu, K, P, Zn,…

Loại phân bón hỗn hợp chứa các chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng ở các dạng hòa tan trong nước.

Một số loại phân bón còn có bổ sung thêm các chất kích thích cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, các phitehoocmon, các enzim vào để nâng cao năng suất sử dụng.

III. Lý do cần dùng phân bón lá cho cây trồng:

Hiệu suất của cây hấp thụ chất dinh dưỡng qua lá lên đến 95%. Trong khi đó, nếu bón phân qua đất cây chỉ sử dụng được khoảng từ 45% đến 50% các chất dinh dưỡng.

Không chỉ cung cấp các thành phần là những nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali. Phân bón lá còn cung cấp thêm các nguyên tố trung lượng và vi lượng như Zn, Fe, Cu, Mg,…

Dùng phân bón lá sẽ giúp bổ sung những chất này qua lá một cách trực tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng một cách toàn diện trong từng giai đoạn của sự phát triển.

Nếu gặp những trường hợp khẩn cấp cần bổ sung những chất dinh dưỡng như đạm, lân, kali hoặc các nguyên tố trung – vi lượng thì nên sử dụng phân bón lá cho phù hợp là đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Phân bón còn có tác dụng mang lại tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây trồng và tăng cường điều hòa sinh trưởng.

Thành phần của phân bón còn chứa chất kích thích đâm chồi, đẻ nhánh, ra hoa, kết trái, giảm hiện tượng rụng trái non, trái to đẹp, phẩm chất ngon và tăng khả năng đề kháng cho cây chống chịu sâu bệnh.

IV. Phân bón có những hạn chế gì?

 Việc tiến hành bón phân qua lá chỉ là biện pháp bổ sung, không thể thay thế hoàn toàn cho việc bón phân qua đất. Giống như con người, ăn được là chính, còn việc dùng thuốc bổ hay truyền dịch dinh dưỡng chỉ giúp bổ sung thêm và đáp ứng nhu cầu khi cần thiết.

Phân bón lá bổ sung những chất dinh dưỡng gì cho cây trồng.

  • Đa lượng: Lân, đạm, kali.
  • Trung lượng: Canxi, lưu huỳnh, ma-nhê.
  • Vi lượng: Sắt, kẽm, đồng, bo, clo,…

V. Cần lưu ý những gì khi sử dụng phân bón?

Phân bón được sử dụng để bón bổ sung hay bón thúc nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu về dinh dưỡng của cây trồng.

Thực hiện pha loãng phân bón theo đúng tỷ lệ được in trên bao bì.

Trong trường hợp nhiệt độ quá cao, đất bị khô hạn nặng thì không nên sử dụng phân bón lá vì dễ làm rụng lá.

Khi trời mưa hay nắng to thì không nên phun thuốc do phân dễ bay hơi tỉ lệ lỗ khí khổng đóng cao.

Sau khi trời mưa cây đã no nước vì vậy không nên phun.

Không sử dụng phân bón lá trong giai đoạn cây đang ra hoa, khi trời nắng vì dễ làm cây rụng hoa, quả. Làm hạn chế hiệu lực của phân bón.

Nếu dùng bơm máy thì tránh va mạnh gây tác động cơ học vào cây. Có thể thực hiện pha chế phẩm với thuốc trừ sâu để tiết kiệm thời gian, công sức phun khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh. Còn trong trường hợp cây phát triển chậm có thể tiến hành phun chế phẩm nhiều lần, các lần cách nhau từ 10-15 ngày.

Ngoài ra, chúng tôi chuyên cung cấp các loại Phân gà hữu cơ Nhật Bản. Thích hợp bón thúc và bón lót cho nhiều loại cây trồng, đem lại hiệu quả lâu dài và bền vững hơn.