NÔNG NGHIỆP SẠCH Ở VIỆT NAM

Xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch ở Việt Nam là duy trì sự phát triển bền vững, tăng cường sức khỏe cho đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người như quần thể liên kết không thể tách rời, giúp cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ cộng đồng và giữ gìn môi trường trong lành. Đây cũng là một giải pháp cho việc đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu.

I. Khái niệm nông nghiệp sạch và nông sản sạch:

Trong thời gian gần đây, khi vấn đề về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm đang ngày trở nên hết sức cấp bách, thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng, hai cụm từ nông sản sạch và nông nghiệp sạch ở Việt Nam luôn được nhắc đến thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Có các ý kiến khác nhau về khái niệm nông sản sạch trên các phương tiện truyền thông. Một số người cho rằng nông sản sạch và nông sản không nhiễm bẩn gây ra bởi các tác nhân độc hại, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người sử dụng và nông sản sạch đồng nghĩa với nông sản an toàn ( rau an toàn còn được gọi tắt là rau sạch). Số khác lại cho rằng nông sản sạch là nông sản hữu cơ, được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ không dùng hóa chất tổng hợp như thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học, thuốc kích thích sinh trưởng, vật liệu biến đổi gen, chất bảo quản,…

Ở một số nước phát triển an toàn thực phẩm luôn được chú trọng và đảm bảo tốt cũng có những khái niệm tương tự như “clean eating”, “clean food”. Những nước này đã có trào lưu sử dụng “clean food” từ những năm 1990. Hầu hết những khách sạn, nhà hàng chuyên cung cấp “clean food” với mức giá cao hơn trung bình.

Danh mục các dự án nông nghiệp sạch gồm những dự án đáp ứng một trong số các tiêu chí sau:

  • Dự án thực hiện tại những cơ sở kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Dự án của doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
  • Dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận của vietgap.
  • Dự án đầu tư mới vào sản xuất nông nghiệp sạch có áp dụng qui trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cấp quốc tế hay cấp quốc gia như VietGAP, GlobalGAP,…

Có nhiều cách thức khác nhau để có thể sản xuất ra nông sản sạch hiện nay ở Việt Nam vẫn tập trung nhấn mạnh trên khía cạnh an toàn thực phẩm.

II. Thực trạng an toàn thực phẩm và sản xuất nông nghiệp sạch ở Việt Nam:

Dựa trên báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, chính phủ và kết quả khảo sát thực tế ở 21 tỉnh thành. Đoàn giám sát của quốc hội đã đánh giá có 7 kết quả chính đáng được ghi nhận trong công tác an toàn thực phẩm ở nước ta thời gian gần đây gồm:

  • Xây dựng, ban hành được hệ thống pháp luật tương đối đồng bộ để phục vụ quản lí an toàn thực phẩm.
  • Hệ thống tổ chức quản lí an toàn thực phẩm đã từng bước hoàn thiện từ trung ương cho đến địa phương.
  • Công tác quản lí an toàn thực phẩm có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, số lượng cơ sở đủ điều kiện kinh doanh và sản xuất thực phẩm tăng đáng kể, nhiều tỉnh có vùng sản xuất thực phẩm an toàn.
  • Các công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai một cách đồng bộ, với chế độ xử phạt mạnh tay hơn làm cho thị trường thực phẩm trở nên an toàn hơn.
  • Nhận thức, hành động của cấp chính quyền và người dân về an toàn thực phẩm đã có chuyển biến đáng kể.
  • Đổi mới công tác tổ chức sản xuất thực phẩm an toàn, đẩy mạnh theo hướng hiện đại hóa, kiểm soát theo chuỗi sản phẩm và qui mô lớn.
  • Tăng cường việc kiểm soát môi trường, điều kiện sản xuất và kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.

Theo đánh giá của đoàn giám sát của quốc hội thì vấn đề an toàn thực phẩm ở Việt Nam thời gian qua đã có thời gian, có nơi đạt đến giới hạn đỏ – giới hạn đáng báo động. Dưới đây là 9 tồn tại, yếu kém chủ yếu:

  • Còn khá thụ động trong việc thanh tra – kiểm tra an toàn thực phẩm, chưa đảm bảo tính răn đe, chưa kiên quyết, mức xử phạt còn thấp và thực hiện nghiêm pháp luật.
  • Còn khá hạn chế trong việc đầu tư nguồn lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
  • Chưa kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. Đặc biệt là những thực phẩm sản xuất từ khu vực kinh doanh nhỏ và lẻ, thủ công, hạn chế trong biện pháp và công cụ quản lí.
  • Chưa quan tâm đúng mức yếu tố môi trường và điều kiện sản xuất kinh doanh.
  • Phân tích và đánh giá các nguy cơ đối với an toàn thực phẩm chưa được chú trọng. Tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn còn ở mức cao.
  • Còn hạn chế trong công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục về an toàn thực phẩm.
  • Gian lận thương mại, phòng chống buôn lậu và các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được chú trọng hợp lí.
  • Nguy cơ cao gây mất an toàn thực phẩm tập trung chủ yếu trên các loại nông sản thực phẩm chính có trong mỗi bữa ăn của người dân như: thịt, cá, rau, củ, quả tươi,…

III. Thuận lợi và khó khăn đối với công tác an toản thực phẩm:

1. Thuận lợi:

Nhận thức ngày càng được nâng cao của các cấp chính quyền và nhân dân về an toàn thực phẩm.

Hội nhập quốc tế giúp nước ta tiếp cận, học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm trong hoạt động quản lí, bảo đảm an toàn thực phẩm thuận lợi và dễ dàng hơn.

2. Khó khăn:

Tình trạng kinh doanh và sản xuất ở Việt Nam vẫn nhỏ lẻ. Với trình độ canh tác, công nghệ chế biến và bảo quản còn lạc hậu, qui mô hộ gia đình.

Chịu tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bởi các yếu tố về ô nhiễm môi trường, dịch hại cây trồng, biến đồi khi hậu diễn biến khó lường.

Mức độ nhận thức và hiểu biết còn hạn chế của người sản xuất và tiêu dùng và cộng đồng xã hội đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm.

Pháp luật và chính sách để tạo động lực cho hoạt động đầu tư sản xuất và tiêu thụ an toàn nông sản gặp nhiều bất cập, thiếu tính khả thi.

Nguồn lực hạn chế về số lượng biên chế, cơ sở vật chất trang thiết bị kiểm nghiệm và năng lực cán bộ.

Ngoài ra, chúng tôi chuyên cung cấp các loại Phân gà hữu cơ Nhật Bản. Thích hợp bón thúc và bón lót cho nhiều loại cây trồng, đem lại hiệu quả lâu dài và bền vững hơn.

Leave a Reply