CÁCH Ủ PHÂN CHUỒNG HOAI MỤC HIỆU QUẢ NHẤT

Hiện nay, do lượng phân hữu cơ trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu trồng trọt. Nên việc tự sản xuất phân hoai mục nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn đọc cách ủ phân chuồng hoai mục. Một trong những phương pháp tự sản xuất phân bón hữu cơ hiệu quả.

1. Tại sao nên ủ phân chuồng hoai mục để bón cây:

Ngày nay khi các loại trái cây trở nên ngày càng phong phú và đa dạng. Người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến chất lượng của sản phẩm nhiều hơn. Các sản phẩm có thể xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật. Châu Âu mang lại lợi nhuận cao cho người dân.

Sản xuất nông sản theo hướng Vietgap đang là xu hướng được bà con nông dân quan tâm và áp dụng nhiều hơn. Yếu tố cốt lõi của các tiêu chuẩn an toàn nông sản là thay thế phân bón hóa học bằng phân hữu cơ. Việc tồn dư các chất hóa học trong nông sản ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng.

2. Vì sao không sử dụng phân tươi để bón cây:

Phân chuồng là phân của các loài động vật cần được thu gom tập trung lại một chỗ. Nếu sử dụng phân tươi hoặc phân khô chưa ủ hoai để bón cho cây thì không tốt. Vì nó còn chứa nhiều nấm bệnh, vi sinh vật có hại cho cây trồng.

Hiện nay có nhiều cách để ủ phân như ủ kín hoặc ủ hở, phân nên được gom lại một chỗ để ủ.

  • Ủ kín: lấp thành đống phân cao từ 1 – 2 mét trát kín bùn.
  • Ủ hở: gom phân lại một chỗ để lâu ngày cho phân tự hoai mục.
  • Có một cách phổ biến hiện nay là dùng các loại chế phẩm lên men vi sinh (các loại vi khuẩn có ích). Trộn chung với phân động vật giúp đẩy nhanh quá trình ủ hoai phân chuồng.

3. Nguyên vật liệu để ủ phân chuồng hoai mục:

Bã thực vật:. Xác bã mía, vỏ cà phê, cỏ đậu phụng, rơm rạ, cỏ, lục bình, thân lá cây bắp,… đã được phơi khô.

Chất độn: Chất độn chuồng, chất thải hầm biogas, than bùn, bùn đáy ao cá

Viên chế phẩm vi sinh vật Trichoderma NANOgro

Bạt nhựa đục

Phân tươi/khô của các loại gia súc gia cầm như: heo, gà, vịt, dê, bò,…

4. Cách ủ phân chuồng cho hoai mục:

  • Dùng bạt nilon bọc lót dưới đáy đống phân ủ để tránh thất thoát trong quá trình tạo sản phẩm phân ủ và giúp giữ độ ẩm.
  • Rải một lớp khoảng 20 – 30 cm xác bã thực vật xem kẽ là lớp phân gia cầm, gia súc và chất độn khoảng 5 – 10 cm. Để tránh thất thoát trong quá trình tạo sản phẩm ủ nên lót thêm một tấm bạt nilon dưới đáy đống phân ủ.
  • Pha loãng chế phẩm Trichoderma .NANO sau đó tưới đều lên từng lớp phân ủ để đống phân ủ đạt độ ẩm 50 – 70%. Kiểm tra độ ẩm bằng cách nắm chặt một nắm phân ủ vừa đủ rịn nước.
  • Thực hiện lặp lại cho đến khi hết khối vật liệu.
  • Che chắn, phủ kín đống ủ bằng loại bạt nhựa đục để giữ nhiệt độ và tránh bị ánh sáng chiếu vào trực tiếp. Nên đào rãnh thoát nước xung quanh đống ủ vào mùa mưa.
  • Sau khi ủ tầm 10 ngày, vi khuẩn và nấm đã phát triển nhân rộng và sinh nhiệt, nhiệt độ có thể đạt mức 50 – 60 độ C.
  • Bổ sung nước theo định kỳ 1 – 3 ngày/lần để đạt độ ẩm ban đầu, giúp tạo điều kiện tốt cho quần thể sinh vật có lợi có thể tiếp tục phát triển trong phân ủ.
  • Có thể khoét rỗng ruột bằng cách dùng cọc tre, chia đều khoảng cách xom thành lỗ .(từ 10 – 15 lỗ) cắm vào đống ủ để bổ sung nước.
  • Giở bạt ra để kiểm tra, trộn đều khối phân ủ 2 – 3 tuần/lần (không nén chặt) để có sự thông thoáng, phân bố đều nhiệt độ và độ ẩm.
  • Trong suốt thời gian ủ không nhất thiết phải bổ sung đạm.

5. Cách sử dụng:

  • Sau khoảng 1 – 2 tháng phân ủ không còn ẩm (tơi xốp) có thể đem đi bón ruộng vườn.
  • Rải đều lớp phân lên mặt ruộng ẩm ướt cày vùi
  • Xới trộn vào đất, rải đều quanh gốc cây theo tán lá, phủ rơm cỏ và tưới ẩm.

Ngoài ra, chúng tôi chuyên cung cấp các loại Phân gà hữu cơ Nhật Bản. Thích hợp bón thúc và bón lót cho nhiều loại cây trồng, đem lại hiệu quả lâu dài và bền vững hơn.

Leave a Reply