RAU TƯỚI ĐẠM MẤY NGÀY ĂN ĐƯỢC ?

Đạm là một trong những nguyên tố đa lượng quan trọng đối với cây trồng. Rau tưới đạm mấy ngày ăn được để hạn chế tình trạng tồn dư nitrat trong nông sản. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc trên nhé.

I. Công dụng của phân đạm đối với cây rau:

Đạm có vai trò quan trọng nhất định trong quá trình sinh trưởng và phát triển đối với cây trồng nói chung và cây rau nói riêng. Dưới đây là một số vai trò căn bản của đạm đối với cây rau:

  • Bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng, nâng cao khả năng sinh trưởng và phát triển:. Lớn nhanh, cành lá nhiều,…
  • Cây xanh không quang hợp được nếu không có đạm do đạm có trong diệp lục tố.
  • Góp phần vào quá trình thúc đẩy sinh tổng hợp Protein của cây trồng.
  • Đạm là nguyên liệu tham gia vào quá trình câu thành nên các hormone tăng trưởng và các lịch thích tố sinh học cho cây trồng. Ngoài ra, đạm cũng có mặt trong các chất nguyên sinh và điều hòa sinh trưởng của cây trồng.

II. Các nguồn phân đạm được dùng để bón cho rau:

Cây rau có nhu cầu dinh dưỡng đạm (nito) là rất lớn. Nguồn đạm cung cấp cho cây rau phần lớn nằm trong đất nhờ tổng hợp trong tự nhiên, qua hiện tượng sấm sét,… phần còn lại được cung cấp từ bên ngoài qua các loại phân bón trên thị trường như phân bón vô cơ và hữu cơ.

1. Phân hữu cơ vi sinh:

Cây rau có thể được cung cấp đạm qua các dòng phân phổ biến hiện nay như: phân gà, phân chuồng, phân lợn, phân xanh, phân trâu bò, phân trùn quế, phân đậu tương, phân bánh dầu,…cung cấp rất nhiều dưỡng chất và mùn bã hữu cơ cho cây trồng trong đó có phân đạm.

Cây trồng dễ dàng hấp thu các loại đạm ở phân hữu cơ vi sinh được hấp thụ ở các dạng protein, pep tít, acid admin.

Những loại phân có hàm lượng đạm (protein) khá cao như phân cá, phân trùn quế, phân đậu tương được chế biến bằng cách sử dụng chế phẩm vi sinh ủ hoai mục cơ chất (trùn quế, cá, đậu tương,…) sau đó bón cho cây trồng. Cây trồng hấp thụ dễ dàng phân đạm hữu cơ dạng này và không làm thừa Nitrat cho nông sản. Đây là những dòng phân bón không thể thiếu khi canh tác rau sạch, nông sản sạch.

2. Bón phân đạm vô cơ cho rau:

Đạm ở phân bón vô cơ cung cấp cho cây trồng thường dưới dạng: phân đạm chlorua, xiamit canxi, phân ure, amoni Nitrat và amoni Sunphat. Loại phân này được sử dụng tùy thuộc vào từng giai đoạn của cây trồng và đặc tính đất đai khác nhau.

3. Phân bón lá cho rau:

Các dòng phân bón lá rất phù hợp với rau do chứa nhiều vi sinh vật mang amino acid giúp rau hấp thu qua thân và lá khá nhanh. Bên cạnh đó còn cung cấp các vi lượng cần thiết để rau có thể sinh trưởng, phát triển mạnh

III. Làm thế nào để bón đạm cho rau hiệu quả nhất ?

Việc bón thiếu đạm hay thừa đạm đều gây ảnh hưởng xấu cho cây trồng. Tùy thuộc vào loại cây trồng mà bà con cần xác định lượng phân bón cho hợp lý, không phải cứ bón nhiều cho cây là tốt.

1. Các dấu hiệu nhận biết cây trong tình trạng thừa đạm và thiếu đạm:

a. Nhận biết cây trồng thiếu đạm:

Cây sinh trưởng kém, rau lá nhỏ, thân còi cọc, lá biến dần sang màu vàng.

Cây rau không phát triển được, yếu ớt, thiếu sức sống, quá trình sinh hóa bị cản trở do cây thiếu chất dinh dưỡng hình thành lên các mô và tế bào.

b. Nhận biết cây trồng thừa đạm:

  • Lá cây có màu xanh đậm.
  • Dễ thu hút các loại côn trùng có hại cho cây trồng.
  • Cây lớn một cách nhanh chóng, ra nhánh nhiều, khó đậu quả, ra hoa chậm và rất dễ đỗ ngã.
  • Dễ bị nhiễm bệnh từ sâu bệnh và nấm bệnh.
  • Khả năng chống chọi với các yếu tố ngoại cảnh kém.

2. Kỹ thuật bón phân đạm cho rau:

  • Cần phải tính đúng, đủ lượng để bón cho rau do đạm là một trong những loại phân dễ bay hơi (rau màu chỉ hấp thụ được khoảng gần ½ lượng đạm cung cấp).
  • Ở giai đoạn phát triển mạnh rau cần được bổ sung nhiều đạm, góp phần tăng cường quang hợp và kích thích sự phát triển của rau.
  • Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng để xác định lượng phân đạm cần bón cho phù hợp.
  • Dựa vào đặc điểm của đất: bón ít đạm đối với đất nhiều mùn, đất lầy. Nếu đất đất chua thì bón đạm có tính kiềm, còn đất kiềm thì bón đạm có tính chua.
  • Nhận thấy trời sắp mưa hay nắng hạn kéo dài thì không nên bón đạm.
  • Nên pha nước sạch với đạm cho hòa tan sau đó tưới đều lên bề mặt luống rau.

3. Những lưu ý để bón đạm cho rau hiệu quả nhất:

a. Cách bón đạm hữu cơ cho rau:

  • Dòng phân đạm hữu cơ như: phân chuồng, phân cá, phân xanh, phân đậu tương,…được đánh giá là rất phù hợp đối với các loại rau ăn lá.
  • Để bón lót cho rau nên sử dụng phân xanh, phân chuồng, phân mùn dừa,…Thực hiện các hoạt động cải tạo đất bằng cách rắc phân đã ủ hoai mục sau khi hết mùa vụ để giúp đất luôn tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Đối với các loại phân hữu cơ dạng này nên rãi đều hay xới đều với đất sau mỗi mùa vụ.
  • Đối với các loại phân dạng dịch như phân cá, phân trùn quế, phân bánh dầu,… nên pha loãng với nước sạch sau đó tưới vào thân và lá rau. Điều này hỗ trợ cho rau phát triển vượt bậc, lớn nhanh khỏe mạnh, nhiều sinh khối.

b. Cách bón phân đạm vô cơ cho rau:

Một số loại rau như: rau muống, rau ăn trái, rau cải, rau ăn củ,… thích hợp dùng phân vô cơ để bón.

Trong thời kỳ cây rau đang phát triển mạnh thì bón phân đạm bằng cách pha loãng phân đạm với nước sau đó tưới đều lên các luống rau.

Mỗi loại phân đạm vô cơ phù hợp với các loại rau, đặc tính đất khác nhau. Dưới đây là 6 loại phân đạm vô cơ được bón cho cây phổ biến hiện nay:

* Phân đạm Amon Nitrat:

  • Trong thành phần có chứa gần 35% nito nguyên chất.
  • Loại phân này dễ tan trong nước, dễ chảy nước, có tính chua, vón cục và khó bảo quản.
  • Do có chứa NH4+ và NO3- nên có thể bón trên nhiều loại cây trồng khác nhau.
  • Cách sử dụng: dùng bón thúc hoặc có thể pha thành dung dịch dinh dưỡng để tưới cho cây.

* Phân Ure:

  • Trong thành phần có chứa gần 48% nito nguyên chất. Phân ure là một trong những loại phân có tỷ lệ đạm cao nhất.
  • Có tác dụng trên nhiều loại trên nhiều đặc tính đất khác nhau, nhiều loại cây trồng và rau màu khác nhau.
  • Thích hợp dùng để bón thúc cho cây trồng.
  • Bọc kín phân ure trong túi nilon hay PE, không phơi nắng hay tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để bảo quản vì phân ure có đặc điểm rất dễ bay hơi và phân hủy.

* Phân đạm Chlorua:

  • Trong thành phần có chứa gần 25% nito nguyên chất.
  • Loại phân này dễ tan trong nước, có tính chua, không vón cục và ít hút ẩm.
  • Để sử dụng nên kết hợp với phân lân và các loại phân khác, không dùng để bón cho khoai tây, chè, bắp cải, hành tỏi,…

* Phân Phôtphat đạm hay MAP:

  • Trong thành phần có chứa 16% nito và 20% lân.
  • Loại phân này dễ tan trong nước và phát huy tác dụng nhanh chóng,
  • Thường được sử dụng để bón lót hoặc bón thúc. Có thể dùng ở đất nhiễm mặn do MAP không làm tăng độ mặn, độ chua. Trong trường hợp cây cần nhiều đạm thì có thể kết hợp với những loại phân khác.

c. Cách bón phân đạm bón lá cho rau:

  • Thường được pha loãng với nước sạch để phun và tưới đều lên bề mặt của luống rau.
  • Thực hiện theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
  • Thời điểm phun tốt nhất là sáng sớm và chiều mát.
  • Không được dùng để phun chung với thuốc trừ sâu, trừ nấm,… và các loại thuốc bảo về thực vật khác.

IV. Rau tưới đạm mấy ngày ăn được?

Rau tưới đạm mấy ngày ăn được

Sẽ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng nếu đã thu hoạch mà lượng đạm tồn dư trong rau vẫn còn nhiều. Phân đạm vô cơ là một trong những yếu tố chủ yếu làm dư thừa nitrat trong các sản phẩm nông nghiệp. Vấn đề nông sản, rau màu bị tồn dư nitrat sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Biện pháp khác phục cho tình trạng trên là cách ly bón đạm vô cơ khoảng 2-3 tuần trước khi thu hoạch để đảm bảo nông sản, rau màu có lượng nitrat tồn dư dưới ngưỡng cho phép.

Vì vậy nên, để đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm cho rau xanh cần phải dừng bón phân đạm vô cơ ít nhất nửa tháng trở lên.

V. Một số lưu ý khi bón đạm cho rau:

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Bọc kín trong túi nilon để bảo quản.

Trước ngày thu hoạch tầm 15-20 ngày nên ngừng bón phân đạm cho rau để đảm an toàn cho người sử dụng nông sản.

Do phân đạm rất dễ bay hơi và dễ rửa chua nên vào lúc trời mưa không nên bón phân đạm. Trước khi bón cho vườn rau nên ủ hoai mục các loại phân xanh, phân chuồng,… bằng chế phẩm sinh học.

Ngoài ra, chúng tôi chuyên cung cấp các loại Phân gà hữu cơ Nhật Bản. Thích hợp bón thúc và bón lót cho nhiều loại cây trồng, đem lại hiệu quả lâu dài và bền vững hơn.

Leave a Reply